-
địa chỉ: 63/1 Trần Huy Liệu, Biển Hồ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
-
Email: services@huyhoangsoftware.com
Nghiên cứu từ khóa như chiếc la bàn xác định hướng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những từ khóa người dùng gõ vào khi search Google.
Việc xác định được từ khóa phù hợp với từng chủ đề với mỗi trang là rất quan trọng tìm được từ khóa phù hợp ví như bạn đã tìm được chìa khóa vào kho báu, đó là bước đầu tiên trong hành trình SEO thành công.
Bỏ qua vấn đề về thứ hạng hay tăng traffic, về bản chất từ khóa và chọn lựa keyword triển khai không hiệu quả sẽ dẫn đến: Target sai đối tượng khách hàng!
Đó là khi triển khai SEO lên top 1, traffic vẫn tăng trưởng nhưng không mang lại doanh thu.
Nếu đó là tình trạng bạn đang gặp phải, bạn cần phải xem thật kĩ 3 điểm về bản chất của từ khoá mà chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết bên dưới này!
Khi nghiên cứu từ khoá Google, bạn hãy chú ý vào hành vi tìm kiếm của chính mình trước.
✮ Ví dụ: Bạn sẽ mong muốn nhìn thấy nội dung gì khi research keyword “bàn phím Fuehlen giá rẻ”?
• Tham khảo giá?
•Mua bàn phím Fuehlen?
• Hay infor về thương hiệu bàn phím Fuehlen?
Có phải bạn muốn tìm được thông tin về tối thiểu 5 loại bàn phím Fuehlen & review chi tiết giá, cũng như tính năng của chúng?
✮ Ví dụ 2: Bạn đã tìm từ khóa “bàn phím fuhlen giá rẻ” trên Google. Vậy thì còn từ khóa “Bàn phím Fuehlen sm681”? Trong khi bạn đã có ý định mua sản phẩm này và chỉ đang chọn nhà cung cấp chất lượng mà thôi!
Từ 2 ví dụ này, bạn có thể thấy rằng: Ẩn sau mỗi từ khóa được search là một ý định của người dùng! Điều này đồng nghĩa: Nếu chọn lựa đúng các từ khóa chứa ý định mua sản phẩm, bạn sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi của mình hơn!
Việc xác định đúng ý định tìm kiếm sẽ giúp bạn cung cấp Content phù hợp, chính xác nhất với ý định của người dùng (Search Intent). Từ đó target & mang đến những nội dung giải quyết vấn đề của họ!
Đây chính là một trong những lợi ích của SEO mang lại, hay cụ thể chính là việc nghiên cứu từ khóa kỹ càng và chính xác. Vậy, căn cứ vào đâu để nhận biết ý định tìm kiếm của các từ khóa?
Khi tìm hiểu sâu hơn về nghiên cứu từ khóa, các Top SEO Agency trên thế giới nhận ra rằng: Tất cả các từ khóa đều có chung một cấu trúc!
Một từ khóa sẽ bao gồm 2 thành phần:
• Head (phần gốc): hay còn gọi là Seed Keyword (từ khóa hạt giống) là từ chính tập trung toàn bộ tiêu điểm tìm kiếm của người dùng.
Dù người dùng có tìm kiếm “Bàn phím Fuehlen giá rẻ” hay “bàn phím Logitech” đi nữa thì tìm kiếm đó vẫn xoay quanh “bàn phím” mà thôi.
• Modifier (phần bổ nghĩa): Modifer Keyword là từ khóa mà khi thay nó bằng những từ/cụm từ khác, ý nghĩa từ khóa không thay đổi, nhưng ý định tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi hoàn toàn!
Theo đó, Modifier Keyword sẽ được chia thành từng nhóm riêng phù hợp với mục đích tìm kiếm khác nhau:
✮ Ví dụ: keyword “sữa chua”, người dùng sẽ có:
• Ý định tìm hiểu thông tin bao gồm các từ khóa: cách làm sữa chua, khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua?
• Ý định review bao gồm các từ khóa: sữa chua tốt nhất?, sữa chua vinamilk có tốt không?
• Ý định mua hàng bao gồm các từ khóa: sữa chua vinamilk khuyến mãi, …
Việc hiểu rõ ý định này sẽ giúp bạn tối ưu Content phù hợp nhất với người dùng, đồng thời gia tăng tỉ lệ chuyển đổi của website. Đến đây, chúng tôi đã giúp bạn đã nắm được chính xác:
1. Cấu trúc của một từ khóa
2. Cách thức phân loại các từ khóa phù hợp với search intent của người dùng.
Để bạn có thể nghiên cứu từ khóa và tối ưu hành trình nghiên cứu của mình. Chúc các bạn thành công!
SEO Onpage là một trong những thủ thuật quan trọng của SEO trong thời đại mọi người đều tìm kiếm thông tin trên...
Đọc tiếpTối ưu content chuẩn SEO, thẻ title và meta description là những nội dung bạn cần tối ưu để thực hiện SEO Onpage...
Đọc tiếpURL là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO, nó có thể gây ảnh hưởng tới cả chiến lược SEO Marketing của doanh nghiệp.
Đọc tiếpLà một văn bản mô tả nội dung cho hình ảnh mà bạn đăng tải. Vì một lý do nào đó mà những hình ảnh của bạn đăng lên...
Đọc tiếpMỗi ngày trên thế giới có hàng triệu bài viết, hàng trăm ngàn video, hàng chục triệu hình ảnh được tạo ra. Tuy nhiên...
Đọc tiếpInternal Link hay Liên kết nội bộ là những công việc thường bị đánh giá thấp trong SEO về khả năng sử dụng và chuyển...
Đọc tiếpGoogle hay các công cụ tìm kiếm thông minh khác như Yahoo, Bing, Cốc Cốc,… luôn cập nhật những thuật toán, những yếu...
Đọc tiếpSitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một...
Đọc tiếp