-
địa chỉ: 63/1 Trần Huy Liệu, Biển Hồ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
-
Email: services@huyhoangsoftware.com
Google hay các công cụ tìm kiếm thông minh khác như Yahoo, Bing, Cốc Cốc,… luôn cập nhật những thuật toán, những yếu tố xếp hạng các kết quả tìm kiếm sao cho tốt nhất, phù hợp nhất cho người tìm kiếm.
Bên cạnh những yếu tố xếp hạng điển hình như số lượng và chất lượng backlink, nội dung, tiêu đề, mô tả, tuổi domain, page rank,.. thì yếu tố cơ bản nhất là tốc độ load website ít ai hiểu được tầm quan trọng của nó cùng các cải thiện.
Dưới đây là những ảnh hưởng của tốc độ load website và cách tìm ra nguyên nhân, đồng thời xử lý khi website bị load chậm.
Khi website của bạn tải chậm thì chắc chắn sẽ gây cho người tìm kiếm cảm giác khó chịu, và khả năng họ sẽ bỏ trang đích của bạn để sang xem website khác là rất cao.
Đồng thời hậu quả phải gánh chịu đó chính là trang web của bạn bị xuống hạng trên google. Vậy những nguyên nhân nào khiến tốc độ tải trang chậm?
• Nhiều quảng cáo
• Có thể server bạn thuê chất lượng kém, giá rẻ
• Nội dung cồng kềnh
• Hình ảnh chưa được tối ưu hóa
• Code chưa tối ưu và còn nhiều lỗi
• Giao diện quá nặng
• Sử dụng mã nhúng video bên ngoài cũng làm web bị giảm một phần tốc độ.
Website load chậm thì suy ra trải nghiệm trang đích của người sử dụng cũng sẽ thấp, đồng nghĩa với việc Google hoàn toàn cảm thấy hợp lý khi cho trang của bạn xuống hạng, đơn giản là Google muốn chọn ra trong hàng ngàn website có trải nghiệm người dùng tốt nhất để xếp hạng cao trên bảng xếp hạng của mình.
Đã từng có một cuộc thí nghiệm liên quan tới vấn đề này trên MOZ. Và điều này hoàn toàn đúng, website của bạn càng cồng kềnh và càng load chậm thì thứ hạng càng bị ảnh hưởng, cho dù bạn tốt tới đâu, thông tin hữu ích thế nào cho người dùng, thì Google cũng không thể xếp hạng các bạn cao được do điều này ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của người dùng.
Nói chung, Google Bot có thể đo được tốc độ website của bạn một cách dễ dàng khi chúng quét qua trang, vì thế nếu website load chậm hoặc quá cồng kềnh thì chắc chắn dữ liệu Google thu thập được cũng ít hơn các trang khác nên điều thiệt thòi sẽ dành cho các trang tốc độ không tối ưu …
☞
Cách khắc phục website load chậm
Bạn có thể test tốc độ của website hay blog của mình tại đây để cải thiện : http://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
-Bạn hãy thiết kế giao diện thật chuẩn HTML giúp trình duyệt không phải biên dịch hay sửa lỗi website giúp bạn, ngoài ra bạn cần phải thiết kế website dưới phương pháp tối ưu, gồm thẻ div và các class, css hay javascript.
- Hạn chế dùng các thành phần không cần thiết cho website của bạn, hãy nhớ: website càng đơn giản càng tốt, tất nhiên là không phải đơn điệu, nhưng người dùng thường quan tâm tới thông tin của bạn hơn là các thành phần khác.
- Chọn nhà cung cấp hosting tốt cho website của bạn, tùy vào dung lượng source, người truy cập dự đoán hàng tháng, loại thông tin thể hiện trên website mà lựa chọn gói hosting, vps, dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, hoặc sever sao cho phù hợp, đặc biệt là tính lượng băng thông hàng tháng.
Trước khi public trang của bạn lên google, các bạn nên kiểm tra lại hết những điều trên, để xem website đã thực sự được tối ưu hóa hay chưa, nếu chưa thì hãy đưa ra giải pháp khắc phục triệt để càng sớm càng tốt nhé!
SEO là một nghề không hề đơn giản, nó rất chi tiết nhưng cũng rất là tư duy, sáng tạo cùng khả năng kiên trì, phân tích và chiến lược nhạy bén của SEOer.
SEO có thể làm giàu nhanh chóng nhưng cũng sẽ là tai hại nếu lỡ có đối thủ cạnh tranh chơi xấu, hoặc người SEO không đúng cách, SEO không hiệu quả cho bán hàng.
Điều đó sẽ tốn thời gian, chi phí, doanh thu của doanh nghiệp, người kinh doanh vào chiến dịch SEO. Vì vậy SEOer cần trang bị những kiến thức nền tảng vững để có thể sáng tạo và tư duy một phương pháp SEO của riêng mình.
SEO Onpage là một trong những thủ thuật quan trọng của SEO trong thời đại mọi người đều tìm kiếm thông tin trên...
Đọc tiếpTối ưu content chuẩn SEO, thẻ title và meta description là những nội dung bạn cần tối ưu để thực hiện SEO Onpage...
Đọc tiếpNghiên cứu từ khóa như chiếc la bàn xác định hướng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những từ khóa người...
Đọc tiếpURL là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO, nó có thể gây ảnh hưởng tới cả chiến lược SEO Marketing của doanh nghiệp.
Đọc tiếpLà một văn bản mô tả nội dung cho hình ảnh mà bạn đăng tải. Vì một lý do nào đó mà những hình ảnh của bạn đăng lên...
Đọc tiếpMỗi ngày trên thế giới có hàng triệu bài viết, hàng trăm ngàn video, hàng chục triệu hình ảnh được tạo ra. Tuy nhiên...
Đọc tiếpInternal Link hay Liên kết nội bộ là những công việc thường bị đánh giá thấp trong SEO về khả năng sử dụng và chuyển...
Đọc tiếpSitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một...
Đọc tiếp