-
địa chỉ: 63/1 Trần Huy Liệu, Biển Hồ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
-
Email: services@huyhoangsoftware.com
Internal Link hay Liên kết nội bộ là những công việc thường bị đánh giá thấp trong SEO về khả năng sử dụng và chuyển đổi, tuy chúng rất dễ thực hiện nhưng lại thường bị bỏ sót.
Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách tối ưu chúng như thế nào để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Internal Link là một liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền (hay website). Chúng thường được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết giúp cải thiện khả năng xếp hạng của website.
Liên kết nội bộ có ba mục đích chính:
• Hỗ trợ điều hướng website
• Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
• Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website
Liên kết nội bộ (Internal link) có vai trò và sức ảnh hưởng không hề nhỏ trong SEO whitehat. Nếu biết cách đặt internal link hợp lý, bạn sẽ:
• Giảm bounce rate
• Tăng page view
Những điều này giúp Google đánh giá website của bạn thực sự chất lượng và xếp thứ hạng cao.
Nội dung “chất lượng” & nội dung “chính” khác nhau nhé:
• Nội dung “chất lượng”: Là các nội dung giải quyết nhu cầu của độc giả 1 cách triệt để. Trang web của bạn càng nhiều nội dung chất lượng càng tốt.
• Nội dung “chính”: Những nội dung sinh ra tiền hoặc có nhiều lượng tìm kiếm.
Việc bạn xây dựng nội dung chất lượng, có liên quan tới nội dung chính có nghĩa bạn sẽ đồn sức mạnh vào nội dung chính đó.
Anchor text là những dòng chữ chứa đường link được trỏ. Google đánh giá cao sự tự nhiên khi bạn tối ưu bất cứ thứ gì và Anchor Text sẽ không ngoại lệ.
Bạn nên đa dạng hóa nó, không phải lúc nào Anchor text cũng là từ khóa cần SEO. Nhưng anchor text phải liên quan tới nội dung của trang cần trỏ link, nhiều khi nó chỉ cần là đường link trần, hoặc bằng hình ảnh.
Đối với 1 trang blog, thì nên có 1 vài điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ “người dùng có khả năng click vào thông tin này”.
Link này dẫn đến 1 trang khác trong website của bạn mà có cung cấp thông tin hướng dẫn về vấn đề liên quan đang nói tới, hoặc giải thích nhiều hơn về vấn đề đang được đề cập, hoặc cung cấp những sản phẩm/ dich vụ tương ứng.
Đặc biệt là những ngành có kiến thức chuyên ngành cao, khi người dùng đang đọc bài của bạn, chưa hiểu về câu hoặc từ ngữ chuyên ngành đó, bạn có thể dẫn nguồn sang 1 bài viết khác chuyên sâu hơn.
Việc người dùng click qua trang này trang khác bên trong trang web bạn nhiều cũng là tín hiệu mà Google ghi nhận và mang về kết quả SEO tốt.
Nó giúp Google hiểu rằng, thông tin trên web bạn hữu ích nên điều hướng được traffic đi từ page này sang page khác, người dùng không chỉ đọc 1 bài mà nhiều bài nữa.
Hệ thống menu cơ bản cũng là các link nội bộ vì mỗi mục của Menu đều trỏ về các mục chính trong website của bạn hoặc về 1 trang có nội dung quan trọng, nổi bật trong website.
Việc đặt Menu trên đầu trang web sẽ làm nổi bật các chủ đề chính của website, giúp Google hiểu được và đánh giá cao nội dung chính đó, ngoài ra còn là mục mà người dùng sẽ click vào thường xuyên khi họ quan tâm, đặc biệt là lượng độc giả trung thành.
Liên kết ở dưới chân website không được đánh giá cao bằng ở trên đầu, vì suy cho cùng, tỉ lệ click vào nó sẽ ít hơn. Nhưng không vì thế mà bạn không tận dụng, hãy để link nội bộ Anchor text đến 1 số trang có nội dung nổi bật trên website của bạn.
Khi người dùng đọc xong hết 1 bài nào đó thì khả năng cao họ sẽ kéo xuống dưới chân xem còn gì không và sẽ click vào 1 số thông tin quan trọng bạn đã gắn link ở đó.
☞ Một số nội dung mà bạn có thể đặt liên kết nội bộ dưới website như:
• Giới thiệu về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn
• Menu phụ
• Các chương trình đang diễn ra
• Các dịch vụ chính mà bạn đang làm
• Điều khoản, chính sách của website.
Xây dựng liêt kết nội bộ là tốt không có nghĩa là ở một trang bạn chèn kín và đầy rẫy những đường link.
Google đã khuyến cáo rằng: “Hãy luôn giữ link ở trong 1 trang có số lượng hợp lý” nhưng không ai biết chính xác số lượng hợp lý này là bao nhiêu.
Cái mức hợp lý này thì do tùy người, mình thì đi khoảng 2-4 liên kết nội bộ cho nội dung khoảng 1000 từ (không tính link ở menu cũng như footer, chỉ tính trong nội dung chính).
Sự hợp lý này tùy theo bạn sử dụng tuy nhiên đừng quá nhiều và không quá ít, cốt lõi là những link đó có tỉ lệ click vào càng nhiều càng tốt.
Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thanh cho phép người dùng biết thư mục mẹ của bài viết họ đang đọc và có khả năng họ sẽ nhấn vào để tìm các bài viết cùng chuyên mục, như bạn thấy thì nó cũng vốn dĩ là liêt kết nội bộ vì nó trỏ đến thư mục trong cùng trang web.
Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị bạn KHÔNG NÊN ẩn nó đi.
Chúng tôi đã đúc kết những kỹ thuật xây dựng liên kết nội bộ thông qua bài chia sẻ trên, cùng các lưu ý trong quá trình thực hành tạo link nội bộ trên website có được từ kinh nghiệm tạo doanh thu với website nhiều năm.
Việc tạo link nội bộ là không quá khó khăn, mỗi khi bạn viết bài mới thì nên có thói quen đi link nội bộ ở đoạn mà bạn cảm thấy cần thêm link để mang lại giá trị cho người dùng, hoặc thêm những đoạn đại loại như “tìm hiểu thêm về ABC” “xem thêm về XYZ tại đây”,…
Tất cả những việc bạn làm đều giúp cho việc xây dựng trang web vững chắc hơn về SEO.
Nếu có thắc mắc hay băn khoăn gì về thực hành tạo liên kết nội bộ cho website, hãy liên hệ theo số Hotline của chúng tôi để được ỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
SEO Onpage là một trong những thủ thuật quan trọng của SEO trong thời đại mọi người đều tìm kiếm thông tin trên...
Đọc tiếpTối ưu content chuẩn SEO, thẻ title và meta description là những nội dung bạn cần tối ưu để thực hiện SEO Onpage...
Đọc tiếpNghiên cứu từ khóa như chiếc la bàn xác định hướng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những từ khóa người...
Đọc tiếpURL là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO, nó có thể gây ảnh hưởng tới cả chiến lược SEO Marketing của doanh nghiệp.
Đọc tiếpLà một văn bản mô tả nội dung cho hình ảnh mà bạn đăng tải. Vì một lý do nào đó mà những hình ảnh của bạn đăng lên...
Đọc tiếpMỗi ngày trên thế giới có hàng triệu bài viết, hàng trăm ngàn video, hàng chục triệu hình ảnh được tạo ra. Tuy nhiên...
Đọc tiếpGoogle hay các công cụ tìm kiếm thông minh khác như Yahoo, Bing, Cốc Cốc,… luôn cập nhật những thuật toán, những yếu...
Đọc tiếpSitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một...
Đọc tiếp